BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ LUẬT HỘ TỊCH

Đăng lúc: 09:20:21 27/11/2023 (GMT+7)

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ LUẬT HỘ TỊCH

 BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ LUẬT HỘ TỊCH

Đăng ký và quản lý hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng luôn được các quốc gia quan tâm thực hiện. Thông qua hoạt động này, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền con người, quyền, nghĩa vụ công dân, đồng thời có biện pháp quản lý dân cư một cách khoa học, phục vụ thiết thực cho việc xây dựng, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của đất nước. Công tác đăng ký, quản lý hộ tịch trong thời gian qua góp phần quan trọng vào sự ổn định, trật tự an toàn xã hội; hệ thống cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch và đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch từ Trung ương đến cấp xã luôn được củng cố, kiện toàn; hệ thống sổ sách về hộ tịch được lưu trữ, sử dụng lâu dài; thủ tục hành chính trong đăng ký và quản lý hộ tịch có sự cải cách một bước, ngày càng thuận lợi cho người dân; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký hộ tịch được triển khai ở một số địa phương; đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài có chuyển biến tích cực ...

Tuy nhiên, trong bối cảnh đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới, tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, việc dịch chuyển dân cư trong nước và quốc tế ngày càng gia tăng, quyền con người, quyền công dân đòi hỏi được ghi nhận và bảo đảm thực hiện ở mức cao hơn…, nên công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập.

Nhằm tạo cơ sở pháp lý lâu dài, ổn định và thống nhất cho công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, khắc phục nguyên nhân gây ra những bất cập, hạn chế nêu trên, nhất là trong bối cảnh triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 với nhiều quy định mới đề cao quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, đồng thời tạo sự chuyển biến mạnh mẽ công tác này theo hướng từng bước chuyên nghiệp, phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới thì việc ban hành Luật Hộ tịch là rất cần thiết. Trên tinh thần đó, Ngày 10/5/2014 Chính phủ có Tờ trình số 125/TTr-CP trình Quốc hội xem xét thông qua dự án Luật Hộ tịch. Ngày 20/11/2014, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật hộ tịch, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016và Luật có nội dung đáng chú ý như sau:

- Thẩm quyền đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài sẽ giao cho UBND cấp huyện giải quyết.

- Miễn lệ phí đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo, người khuyết tật.

- Về thẩm quyền đăng ký khai sinh: sẽ do UBND cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện, trước kia thẩm quyền này được ưu tiên cho UBND nơi cư trú của người mẹ.

- Bổ sung quy định Nội dung giấy khai sinh như thông tin của người đăng ký khai sinh; thông tin của cha, mẹ; Số định danh của cá nhân của người được đăng ký khai sinh.

Cụ thể, Luật hộ tịch gồm có 7 chương và 77 điều, được bố cục như sau:

Chương I. Những quy định chung (gồm 12 điều, từ Điều 1 đến Điều 12)

Chương này quy định về phạm vi điều chỉnh; khái niệm hộ tịch, đăng ký hộ tịch và nội dung đăng ký hộ tịch, nguyên tắc, quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch của cá nhân; thẩm quyền đăng ký hộ tịch; trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch; phương thức yêu cầu và tiếp nhận yêu cầu đăng ký hộ tịch; việc hợp pháp hóa lãnh sự đối với giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp; lệ phí hộ tịch. Ngoài ra, chương này còn giải thích một số từ ngữ sử dụng trong Luật quy định về các hành vi bị nghiêm cấm đối với cá nhân trong đăng ký, quản lý hộ tịch và lệ phí đăng ký hộ tịch...

Chương II. Đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp xã (gồm 7 mục, 22 điều, từ Điều 13 đến Điều 34)

Chương này quy định về thẩm quyền, trình tự và thủ tục đăng ký các loại việc hộ tịch trong nước thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã, bao gồm:

Mục 1. Đăng ký khai sinh (gồm 04 điều: từ Điều 13 đến Điều 16);

Mục 2. Đăng ký kết hôn (gồm 02 điều: từ Điều 17 đến Điều 18);

Mục 3. Đăng ký giám hộ (gồm 05 điều: từ Điều 19 đến Điều 23);

Mục 4. Đăng ký nhận cha, mẹ, con (gồm 02 điều: Điều 24, Điều 25);

Mục 5. Đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch (gồm 04 điều: từ Điều 26 đến Điều 29);

Mục 6. Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (gồm 02 điều: Điều 30 và Điều 31);

Mục 7. Đăng ký khai tử (gồm 03 điều: Điều 32, Điều 33, Điều 34).

Chương III. Đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp huyện (gồm 7 Mục, 18 điều, từ Điều 35 đến Điều 52).

BÀI TUYÊN TRUYỀN
CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ KHAI SINH

Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân, là căn cứ để thực hiện các quyền lợi khác của công dân như: đăng ký hộ khẩu, làm thẻ bảo hiểm y tế, đi học, đi làm, giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân…

Việc đăng ký khai sinh cần thực hiện theo các thủ tục hành chính như sau:

1. Trách nhiệm đi đăng ký khai sinh:

Khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định: “ Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em”.

Như vậy, trong thời hạn 60 ngày, cha mẹ, ông, bà (bao gồm cả ông, bà nội và ông, bà ngoại) hoặc người thân thích có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh cho trẻ. Người đi đăng ký khai sinh có trách nhiệm cung cấp chính xác các nội dung đăng ký khai sinh đã được trao đổi, thống nhất trước với cha, mẹ của trẻ, bảo đảm các nội dung đăng ký khai sinh do cha, mẹ thỏa thuận đã lựa chọn và chịu trách nhiệm trước cơ quan đăng ký hộ tịch.

2. Ủy quyền:

Cha, mẹ của trẻ có thể ủy quyền cho người khác (không phải là người có trách nhiệm đi khai sinh khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch) thực hiện việc đăng ký khai sinh.

Việc ủy quyền phải bằng văn bản, được công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật. Phạm vi ủy quyền phải gồm toàn bộ công việc theo trình tự, thủ tục đăng ký khai sinh từ khi nộp hồ sơ cho đến khi nhận kết quả.

3. Việc đặt tên cho công dân khi đi đăng ký khai sinh:

Theo quy định của pháp luật: Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh. Trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán, phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam. Không đặt tên quá dài, khó sử dụng. Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam, không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Việt Nam.

4 . Thẩm quyền đăng ký khai sinh theo quy định của Luật Hộ tịch:

4.1 Xác định theo nơi cư trú:

UBND cấp huyện, cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em.

Luật Hộ tịch xác định thẩm quyền đăng ký khai sinh theo nơi cư trú được mở rộng, thuận lợi hơn cho người có nhu cầu đăng ký khai sinh, thể hiện sự cải cách mạnh mẽ nhằm tạo điều kiện tối đa cho người dân trong quá trình thực hiện các thủ tục khai sinh, theo đó: UBND cấp huyện, cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ đều có thẩm quyền trong việc thực hiện đăng ký khai sinh. Theo đó, người đi đăng ký khai sinh có quyền lựa chọn đăng ký tại UBND nơi cha, mẹ của trẻ có đăng ký thường trú hay UBND nơi cha, mẹ đăng ký tạm trú.

4.2. Xác định theo đối tượng:

a) Những trường hợp đăng ký khai sinh tại UBND cấp xã:

+ Trẻ em có cha, mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước

+ Trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới Việt Nam)

b) Những trường hợp đăng ký khai sinh tại UBND cấp huyện:

- Trẻ em sinh ra tại Việt Nam:

+ Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;

+ Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;

+ Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;

+ Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;

- Trẻ em sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam:

+ Có cha và mẹ là công dân Việt Nam;

+ Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.

5. Chuẩn bị hồ sơ:

Hồ sơ đăng ký khai sinh tại UBND cấp xã:

* Giấy tờ phải xuất trình:

- Giấy tờ tuỳ thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh.

- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để chứng minh thẩm quyền đăng ký khai sinh (trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc).

- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn trong trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn.

* Giấy tờ phải nộp:

- Tờ khai đăng ký khai sinh (theo mẫu);

- Bản chính Giấy chứng sinh; Trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy tờ cam đoan về việc sinh;

- Trường hợp trẻ bị bỏ rơi thì phải có biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập;

- Trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản xác nhận của cơ quan y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản do người mang thai hộ;

- Văn bản ủy quyền (trường hợp có ủy quyền).

6. Cách thức nộp hồ sơ:

Công dân có thể lựa chọn nộp hồ sơ đăng ký khai sinh trong các hình thức:

+ Nộp trực tiếp;

+ Nộp qua hệ thống bưu chính;

+ Nộp trực tuyến qua hệ thống Dịch vụ công quốc gia.

Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật về hộ tịch, người yêu cầu người đăng ký khai sinh phải trực tiếp ký vào Sổ đăng ký khai sinh nên người này phải trực tiếp đến cơ quan đăng ký hộ tịch để hoàn tất thủ tục và nhận Giấy khai sinh./.

 

 

 

 

 

 

 

TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH.
Đăng ký và quản lý hộ tịch là hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng đối với người dân và Nhà nước. Thông qua việc đăng ký, quản lý hộ tịch, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền con người, quyền, nghĩa vụ công dân. Đồng thời, góp phần vào các biện pháp quản lý dân cư một cách khoa học, phục vụ cho việc xây dựng, hoạch định chính sách phát triển kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng của đất nước.
Trong bối cảnh đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới, tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, việc dịch chuyển dân cư trong nước và quốc tế ngày càng gia tăng, quyền con người, quyền công dân đòi hỏi được ghi nhận và bảo đảm thực hiện ở mức cao hơn. Để tạo cơ sơ pháp lý lâu dài, ổn định, thống nhất cho công tác đăng ký, quản lý hộ tịch, nhất là trong việc triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 với nhiều quy định mới đề cao quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; đồng thời tạo sự chuyển biến mạnh mẽ công tác quản lý, đăng ký hộ tịch theo hướng từng bước chuyên nghiệp, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới.Ngày 20 tháng 11 năm 2014, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Hộ tịch với 7 Chương, 77 Điều, và có hiệu kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016. Sau đây là những nội dung cơ bản của Luật Hộ tịch.
          Hộ tịch là những sự kiện nhằm xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết bao gồm:
a) Khai sinh;
b) Kết hôn;
c) Giám hộ;
d) Nhận cha, mẹ, con;
đ) Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch;
e) Khai tử.
2. Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
a) Thay đổi quốc tịch;
b) Xác định cha, mẹ, con;
c) Xác định lại giới tính;
d) Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi;
đ) Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn;
e) Công nhận giám hộ;
g) Tuyên bố hoặc huỷ tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
3. Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
4. Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật.
Cụ thể:

1.    Đăng ký khai sinh:

Thẩm quyền đăng ký khai sinh: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú (bao gồm nơi thường trú hoặc tạm trú) của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.     Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em. Người có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh cho trẻ không thực hiện việc đăng ký khai sinh sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định.
-  Giấy tờ phải nộpNgười đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định (tờ khai do công chức hộ tịch cấp) và giấy chứng sinh được cơ sở y tế cấp.(Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.)
Trường hợp bố, mẹ không thể tự đi đăng ký khai sinh cho con thì khi nhờ ông bà, anh, chị, em và những người thân thích khác đăng ký phải lập văn bản ủy quyền. Nội dung văn bản ủy quyền phải nêu rõ việc thống nhất của bố mẹ trẻ về những nội dung: Họ và tên cháu bé; ngày, tháng, năm sinh; Dân tộc; quê quán…để tránh phát sinh mâu thuẫn và sự sai lệch sau này.
Giấy tờ xuất trình: xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng của cha mẹ; giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ và chứng minh  nhân dân của người đi đăng ký khai sinh trong trường hợp không phải do cha, mẹ đi đăng ký khai sinh cho con.
Ví dụ: trường hợp ông nội đi đăng ký khai sinh cho cháu thì cần mang theo các giấy tờ sau: giấy chứng sinh gốc, giấy chứng nhận kết hôn của cha mẹ, chứng minh nhân dân của cha, mẹ, giấy ủy quyền, CMND của ông nội để lên làm thủ tục đăng ký khai sinh. Cần phải xuất trình đầy đủ những loại giấy tờ trên để đảm bảo thông tin chính xác và đầy đủ, đúng trình tự thủ tục theo quy định.

2.    Đăng ký kết hôn:

Thẩm quyền ĐKKHỦy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú (BAO GỒM NƠI THƯỜNG TRÚ HOẶC TẠM TRÚ)  của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.
Hồ sơ đăng ký kết hôn gồm những giấy tờ sau đây:
Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu do CC Tư pháp cấp);
 Bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để làm thủ tục đăng ký kết hôn; (do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của bên nam, bên nữ cấp trong trường hợp bên nam hoặc bên nữ cư trú tại địa phương khác).
- Bản chính Giấy chứng minh nhân dân của hai bên nam, nữ;
- Bản chính Giấy tờ về hộ khẩu của hai bên nam, nữ.
=>  đối với ĐKKH hai bên nam nữ phải có mặt.
3. Đăng ký khai tử:
Thẩm quyền ĐKKTỦy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.
Thời hạn và trách nhiệm ĐKKT: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.
Gấy tờ cần nộp:  Người có trách nhiệm đi đăng ký khai tử nộp tờ khai theo mẫu quy định và Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay giấy báo tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch;
Giấy tờ xuất trình: Chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của người chết; CMND của người đi đăng ký khai tử.