Dự thảo Báo cáo đ ánh giá kết quả và đề nghị công nhận xã Hoằng Trạch đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023

Đăng lúc: 15:37:55 31/12/2023 (GMT+7)

 

  ỦY BAN NHÂN DÂN

  HOẰNG TRẠCH

-------

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:  138  /BC-UBND

Hoằng Trạch, ngày  31   tháng  12  năm 2023

                  ( Dự thảo)

BÁO CÁO

Đánh giá kết quả và đề nghị công nhận xã Hoằng Trạch

đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023

 


Thực hiện Quyết định số 25/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Thông tư số 09/2021/TT-BTP ngày 15/11/2021 của Bộ Tư Pháp hướng dẫn thi hành quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2021 của thủ tướng chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. UBND xã Hoằng Trạch báo cáo đánh giá kết quả và đề nghị công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023 cụ thể như sau:

I. Kết quả đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

1. Về chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện

UBND xã Hoằng Trạch đã ban hành và thực hiện có hiệu quả Kế hoạch công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở và xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023 với mục tiêu Tiếp tục thực hiện có chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp năm 2023  trên địa bàn xã. Tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; nâng cao trách nhiệm tự học tập, tìm hiểu pháp luật của công dân gắn với giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức, đảng viên nhằm tạo chuyển biến căn bản trong ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật. Quán triệt, thực hiện đầy đủ quan điểm, chủ trương, của Đảng, Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; bám sát các nhiệm vụ  được giao trong các văn bản quy phạm pháp luật, các nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 của địa phương và các chương trình, đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật.

2. Kết quả tự chấm điểm, đánh giá các tiêu chí, chỉ tiêu

a) Đối với tiêu chí 1:

- Số chỉ tiêu đạt điểm tối đa: 02/02 chỉ tiêu.

- Số chỉ tiêu đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên: 02/02 chỉ tiêu.

- Số chỉ tiêu đạt điểm 0: 0/02 chỉ tiêu.

- Số điểm đạt được của tiêu chí: 10/10 điểm.

b) Đối với tiêu chí 2:

- Số chỉ tiêu đạt điểm tối đa: 04/06 chỉ tiêu.

- Số chỉ tiêu đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên: 06/06 chỉ tiêu.

- Số chỉ tiêu đạt điểm 0: 0/06 chỉ tiêu.

- Số điểm đạt được của tiêu chí: 27/30 điểm.

c) Đối với tiêu chí 3:

- Số chỉ tiêu đạt điểm tối đa: 01/03 chỉ tiêu.

- Số chỉ tiêu đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên: 03/03 chỉ tiêu.

- Số chỉ tiêu đạt điểm 0: 0/03 chỉ tiêu.

- Số điểm đạt được của tiêu chí: 12,75/15 điểm.

d) Đối với tiêu chí 4:

- Số chỉ tiêu đạt điểm tối đa: 01/05 chỉ tiêu.

- Số chỉ tiêu đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên: 05/05 chỉ tiêu.

- Số chỉ tiêu đạt điểm 0: 00/05 chỉ tiêu.

- Số điểm đạt được của tiêu chí: 16/20 điểm.

đ) Đối với tiêu chí 5:

- Số chỉ tiêu đạt điểm tối đa: 03/04 chỉ tiêu.

- Số chỉ tiêu đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên: 04/04 chỉ tiêu.

- Số chỉ tiêu đạt điểm 0: 0/04 chỉ tiêu.

- Số điểm đạt được của tiêu chí: 24/25 điểm.

3. Mức độ đáp ứng các điều kiện công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

a) Số tiêu chí đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên: 05/05 tiêu chí.

b) Tổng điểm số đạt được của các tiêu chí: 90 /100 điểm (sau khi làm tròn).

c) Trong năm đánh giá, không có cán bộ, công chức là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp xã bị xử lý kỷ luật hành chính do vi phạm pháp luật trong thi hành công vụ hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

d) Mức độ đáp ứng các điều kiện công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật: Đáp ứng được 03/03 điều kiện.

II. Những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu và đánh giá xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; đề xuất giải pháp khắc phục

1. Thuận lợi

- Việc Thủ tướng ban hành Quyết định 25/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 đã giải quyết một số các bất cập trong việc thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu và đánh giá xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật mà Quyết định 619/QĐ-TTg được ban hành trước đó cụ thể:

 Khắc phục được tình trạng nội dung của một số chỉ tiêu còn chung chung, trùng lặp chưa rõ nội dung cụ thể, khó triển khai trong thực tiễn, khó thu thập tài liệu kiểm chứng.

 Khắc phục được một số chỉ tiêu còn hình thức, chưa thực chất, định tính, khó chấm điểm.

2. Tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân

* Tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc

- Do là năm đầu tiên thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg nên còn lúng túng trong đánh giá, chấm điểm các chỉ tiêu, tiêu chí chuẩn tiếp cận pháp luật. Việc tìm kiếm các tài liệu kiểm chứng thuộc nhiều lĩnh vực nên gây khó khăn trong quá trình tìm kiếm tài liệu chứng minh.

- Nguồn lực dành cho thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật vẫn còn hạn chế, nhất là kinh phí. Địa phương chưa được bố trí kinh phí riêng mà chủ yếu sử dụng kinh phí chi thường xuyên để thực hiện nhiệm vụ này.

* Nguyên nhân

- Xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là một nhiệm vụ mới, khó, phức tạp, đối tượng đánh giá tuy đã thu hẹp là cấp xã nhưng các chỉ tiêu, tiêu chí đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với triển khai văn bản pháp luật, chính sách thuộc nhiều lĩnh vực liên quan đến quyền, lợi ích của người dân. Để có thể đưa pháp luật đi vào cuộc sống một cách toàn diện đòi hỏi phải có thời gian, tính thống nhất trong chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp các ngành cũng như bảo đảm nguồn lực triển khai thực hiện nhiệm vụ trong thực tiễn.

- Các tiêu chí, chỉ tiêu và việc tổ chức đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật chưa được chuẩn hóa và bảo đảm thực hiện bằng văn bản mang tính pháp lý.

- Công chức cấp xã hiện nay đảm nhiệm khối lượng công việc lớn nên thời gian dành cho việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật chưa đáp ứng được yêu cầu.

3. Đề xuất, kiến nghị các giải pháp khắc phục

- Đề nghị cấp có thẩm quyền tổ chức các lớp tập huấn để hướng dẫn xây dựng hồ sơ, tài liệu kiểm chứng phục vụ công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

- Bố trí kinh phí, nguồn lực hàng năm cho địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

III. Mục tiêu, kế hoạch thực hiện

- Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu là yếu tố quyết định cho thành công của nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nói riêng và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nói chung.

- Cần chú trọng công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; sơ kết, tổng kết, khen thưởng, rút kinh nghiệm, kịp thời phát hiện những bất cập từ quy định của các văn bản để đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bảo đảm thực hiện có hiệu lực, hiệu quả.

- Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện; phát huy hiệu quả các mô hình, cách làm hiệu quả trong thực tiễn để rút kinh nghiệm, nhân ra diện rộng.

- Tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương; nâng cao tính chủ động của cơ quan Tư pháp các cấp; sự phối hợp của các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, công chức chuyên môn cấp xã; phát huy vai trò của Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật cấp các cấp trong tư vấn, tham mưu việc đánh giá, công nhận, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

- Chú trọng gắn kết giữa thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật với xây dựng nông thôn mới và các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.

- Nâng cao năng lực cán bộ, bố trí đúng mức kinh phí cho nhiệm vụ đánh giá, công nhận, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Đổi mới cách thức tập huấn, bồi dưỡng theo hướng tập trung vào kỹ năng xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với giải đáp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Lồng ghép, tận dụng nguồn lực của các chương trình, đề án có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

IV. Đề nghị công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Ủy ban nhân dân xã Hoằng Trạch kính đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa xem xét, quyết định công nhận xã Hoằng Trạch đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023.

Kèm theo báo cáo này gồm có:

1. Bản tổng hợp điểm số của các tiêu chí, chỉ tiêu;

2. Bản tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của Nhân dân, kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cá nhân về kết quả đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (nếu có);

3. Tài liệu khác có liên quan

 

Nơi nhận:
- UBND huyện Hoằng Hóa;
-
Phòng TP huyện Hoằng Hoá;

- TT. Đảng ủy – TT.HĐND
- Lưu: VT,
TP.

    CHỦ TỊCH

                                                                                        Hoàng Huy Hợp

  ỦY BAN NHÂN DÂN

  HOẰNG TRẠCH

-------

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:  138  /BC-UBND

Hoằng Trạch, ngày  31   tháng  12  năm 2023

                  ( Dự thảo)

BÁO CÁO

Đánh giá kết quả và đề nghị công nhận xã Hoằng Trạch

đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023

 


Thực hiện Quyết định số 25/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Thông tư số 09/2021/TT-BTP ngày 15/11/2021 của Bộ Tư Pháp hướng dẫn thi hành quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2021 của thủ tướng chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. UBND xã Hoằng Trạch báo cáo đánh giá kết quả và đề nghị công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023 cụ thể như sau:

I. Kết quả đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

1. Về chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện

UBND xã Hoằng Trạch đã ban hành và thực hiện có hiệu quả Kế hoạch công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở và xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023 với mục tiêu Tiếp tục thực hiện có chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp năm 2023  trên địa bàn xã. Tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; nâng cao trách nhiệm tự học tập, tìm hiểu pháp luật của công dân gắn với giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức, đảng viên nhằm tạo chuyển biến căn bản trong ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật. Quán triệt, thực hiện đầy đủ quan điểm, chủ trương, của Đảng, Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; bám sát các nhiệm vụ  được giao trong các văn bản quy phạm pháp luật, các nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 của địa phương và các chương trình, đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật.

2. Kết quả tự chấm điểm, đánh giá các tiêu chí, chỉ tiêu

a) Đối với tiêu chí 1:

- Số chỉ tiêu đạt điểm tối đa: 02/02 chỉ tiêu.

- Số chỉ tiêu đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên: 02/02 chỉ tiêu.

- Số chỉ tiêu đạt điểm 0: 0/02 chỉ tiêu.

- Số điểm đạt được của tiêu chí: 10/10 điểm.

b) Đối với tiêu chí 2:

- Số chỉ tiêu đạt điểm tối đa: 04/06 chỉ tiêu.

- Số chỉ tiêu đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên: 06/06 chỉ tiêu.

- Số chỉ tiêu đạt điểm 0: 0/06 chỉ tiêu.

- Số điểm đạt được của tiêu chí: 27/30 điểm.

c) Đối với tiêu chí 3:

- Số chỉ tiêu đạt điểm tối đa: 01/03 chỉ tiêu.

- Số chỉ tiêu đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên: 03/03 chỉ tiêu.

- Số chỉ tiêu đạt điểm 0: 0/03 chỉ tiêu.

- Số điểm đạt được của tiêu chí: 12,75/15 điểm.

d) Đối với tiêu chí 4:

- Số chỉ tiêu đạt điểm tối đa: 01/05 chỉ tiêu.

- Số chỉ tiêu đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên: 05/05 chỉ tiêu.

- Số chỉ tiêu đạt điểm 0: 00/05 chỉ tiêu.

- Số điểm đạt được của tiêu chí: 16/20 điểm.

đ) Đối với tiêu chí 5:

- Số chỉ tiêu đạt điểm tối đa: 03/04 chỉ tiêu.

- Số chỉ tiêu đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên: 04/04 chỉ tiêu.

- Số chỉ tiêu đạt điểm 0: 0/04 chỉ tiêu.

- Số điểm đạt được của tiêu chí: 24/25 điểm.

3. Mức độ đáp ứng các điều kiện công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

a) Số tiêu chí đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên: 05/05 tiêu chí.

b) Tổng điểm số đạt được của các tiêu chí: 90 /100 điểm (sau khi làm tròn).

c) Trong năm đánh giá, không có cán bộ, công chức là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp xã bị xử lý kỷ luật hành chính do vi phạm pháp luật trong thi hành công vụ hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

d) Mức độ đáp ứng các điều kiện công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật: Đáp ứng được 03/03 điều kiện.

II. Những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu và đánh giá xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; đề xuất giải pháp khắc phục

1. Thuận lợi

- Việc Thủ tướng ban hành Quyết định 25/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 đã giải quyết một số các bất cập trong việc thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu và đánh giá xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật mà Quyết định 619/QĐ-TTg được ban hành trước đó cụ thể:

 Khắc phục được tình trạng nội dung của một số chỉ tiêu còn chung chung, trùng lặp chưa rõ nội dung cụ thể, khó triển khai trong thực tiễn, khó thu thập tài liệu kiểm chứng.

 Khắc phục được một số chỉ tiêu còn hình thức, chưa thực chất, định tính, khó chấm điểm.

2. Tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân

* Tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc

- Do là năm đầu tiên thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg nên còn lúng túng trong đánh giá, chấm điểm các chỉ tiêu, tiêu chí chuẩn tiếp cận pháp luật. Việc tìm kiếm các tài liệu kiểm chứng thuộc nhiều lĩnh vực nên gây khó khăn trong quá trình tìm kiếm tài liệu chứng minh.

- Nguồn lực dành cho thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật vẫn còn hạn chế, nhất là kinh phí. Địa phương chưa được bố trí kinh phí riêng mà chủ yếu sử dụng kinh phí chi thường xuyên để thực hiện nhiệm vụ này.

* Nguyên nhân

- Xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là một nhiệm vụ mới, khó, phức tạp, đối tượng đánh giá tuy đã thu hẹp là cấp xã nhưng các chỉ tiêu, tiêu chí đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với triển khai văn bản pháp luật, chính sách thuộc nhiều lĩnh vực liên quan đến quyền, lợi ích của người dân. Để có thể đưa pháp luật đi vào cuộc sống một cách toàn diện đòi hỏi phải có thời gian, tính thống nhất trong chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp các ngành cũng như bảo đảm nguồn lực triển khai thực hiện nhiệm vụ trong thực tiễn.

- Các tiêu chí, chỉ tiêu và việc tổ chức đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật chưa được chuẩn hóa và bảo đảm thực hiện bằng văn bản mang tính pháp lý.

- Công chức cấp xã hiện nay đảm nhiệm khối lượng công việc lớn nên thời gian dành cho việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật chưa đáp ứng được yêu cầu.

3. Đề xuất, kiến nghị các giải pháp khắc phục

- Đề nghị cấp có thẩm quyền tổ chức các lớp tập huấn để hướng dẫn xây dựng hồ sơ, tài liệu kiểm chứng phục vụ công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

- Bố trí kinh phí, nguồn lực hàng năm cho địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

III. Mục tiêu, kế hoạch thực hiện

- Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu là yếu tố quyết định cho thành công của nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nói riêng và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nói chung.

- Cần chú trọng công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; sơ kết, tổng kết, khen thưởng, rút kinh nghiệm, kịp thời phát hiện những bất cập từ quy định của các văn bản để đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bảo đảm thực hiện có hiệu lực, hiệu quả.

- Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện; phát huy hiệu quả các mô hình, cách làm hiệu quả trong thực tiễn để rút kinh nghiệm, nhân ra diện rộng.

- Tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương; nâng cao tính chủ động của cơ quan Tư pháp các cấp; sự phối hợp của các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, công chức chuyên môn cấp xã; phát huy vai trò của Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật cấp các cấp trong tư vấn, tham mưu việc đánh giá, công nhận, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

- Chú trọng gắn kết giữa thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật với xây dựng nông thôn mới và các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.

- Nâng cao năng lực cán bộ, bố trí đúng mức kinh phí cho nhiệm vụ đánh giá, công nhận, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Đổi mới cách thức tập huấn, bồi dưỡng theo hướng tập trung vào kỹ năng xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với giải đáp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Lồng ghép, tận dụng nguồn lực của các chương trình, đề án có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

IV. Đề nghị công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Ủy ban nhân dân xã Hoằng Trạch kính đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa xem xét, quyết định công nhận xã Hoằng Trạch đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023.

Kèm theo báo cáo này gồm có:

1. Bản tổng hợp điểm số của các tiêu chí, chỉ tiêu;

2. Bản tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của Nhân dân, kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cá nhân về kết quả đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (nếu có);

3. Tài liệu khác có liên quan

 

Nơi nhận:
- UBND huyện Hoằng Hóa;
-
Phòng TP huyện Hoằng Hoá;

- TT. Đảng ủy – TT.HĐND
- Lưu: VT,
TP.

    CHỦ TỊCH

                                                                                        Hoàng Huy Hợp